Mỗi ngày chị em chúng ta đều chăm chỉ dưỡng da để tránh xa lũ mụn đáng ghét. Nhưng có thể bạn vẫn chưa biết trong danh sách các bệnh về da, có một loại bệnh còn nguy hiểm hơn cả mụn ẩn, mụn bọc hay mụn viêm. Đó chính là viêm nang lông do nấm (fungal acne). Nếu bạn là cô gái dành cả thanh xuân để trị mụn ở trán, lưng và ngực nhưng chữa hoài không khỏi thì rất có thể bạn đã bị viêm nang lông.
Vậy fungal acne là gì và cách chữa trì ra sao thì hãy cùng Pretty Tips tìm hiểu nhé!
Fungal Acne là một dạng của bệnh viêm nang lông do 2 loại nấm Trichophyton rubrum hoặc Malassezia folliculitis (Pityrosporum folliculitis) gây ra. Tuy có biểu hiện giống mụn trứng cá, nhưng fungal acne thực chất không phải là mụn và nó không được liệt kê trong các dạng mụn.
Nếu mụn được hình thành do vi khuẩn thì nguyên nhân chính của viêm nang lông lại là nấm. Thực tế thì nấm luôn có sẵn trên da chúng ta, tuy nhiên khi thời tiết thay đổi, chế độ chăm sóc da không đúng cách, nấm sẽ phát triển sẽ gây viêm da với sự xuất hiện của các nốt đỏ có hình dạng như mụn bọc, mụn mủ.
Fungal acne rất nguy hiểm vì chúng có thể lây lan rất nhanh đến các vùng da khác. Mức độ lây lan còn đáng sợ hơn cả mụn ẩn vì mức độ nhân rộng của vi nấm rất mạnh mẽ, đặc biệt có thể lây từ người này sang người khác. Viêm nang lông gây ra vết thâm và sẹo sau khi khỏi hẳn và có nguy cơ tái phát rất cao. Do đó, bạn hãy kịp thời điều trị nếu không muốn khổ sở vì làn da viêm nang lông dài dài nhé.
Như đã nêu trên, nguyên nhân chính gây ra viêm nang lông là do sự phát triển của vi nấm trên bề mặt da. Vi nấm phát triển mạnh mẽ trong điều kiện nóng, ẩm và những vùng da thường xuyên đổ mồ hôi. Do đó, bạn dễ bị viêm nang lông trong mùa hè, nắng nóng gay gắt. Ngoài ra, những người hay vận động, tập luyện thể thao “mướt mồ hôi” dễ bị viêm nang lông. Những người béo phì, bị bệnh tiểu đường hoặc rối loạn miễn dịch cũng rất dễ bị bệnh này.
Môi trường ẩm, nhiều dầu, bụi bẩn, mồ hôi là ngôi nhà ấm áp của bọn vi nấm, vì thế, nếu bạn thuộc những gạch đầu dòng sau thì bạn đã hiểu lý do vì sao fungal acne xuất hiện:
Mặc dù không có những biểu hiện rõ ràng, nhưng bạn có thể nhận biết fungal acne thông qua các triệu chứng sau:
Thực tế thì thỉnh thoảng bạn cũng có thể bị viêm nang lông trên vùng da mặt, đặc biệt là ở cằm, nhưng rất hiếm khi những nốt đỏ do viêm nang lông xuất hiện trên da mặt.
Vùng da mặt thường được chúng ta làm sạch tốt hơn và ít khi phải “khó thở” với quần áo, chăn, gối. Đây cũng là vùng da khá thoáng, ít bị tác động bởi mồ hôi và thói quen của chúng ta vẫn là lau mồ hôi trên mặt trước khi lau mồ hôi trên người. Do đó, vi nấm malassezia thường không có cơ hội tấn công và trú ngụ trên vùng da mặt, trừ vùng trán và quanh chân tóc!
Viêm nang lông và mụn trứng cá có biểu hiện khá giống nhau, vì thế mới có trường hợp mất chục năm chữa mụn nhưng mãi sau này mới biết mình bị viêm nang lông. Bạn phải phân biệt rõ nếu không thì chữa hoài không khỏi đâu đấy nhé!
Nguyên nhân của mụn trứng cá là do rối loạn tuyến bã nhờn làm sản sinh quá nhiều dầu trên da, gây bít tắt lỗ chân lông, nếu không được vệ sinh đúng cách lượng dầu thừa và bụi bẫn tích tụ trong nang lông. Đây là điều kiện để vi khuẩn mụn (P. Acnes) phát triển, gây ra mụn trứng cá. Nói cách khác, nguyên nhân chính của mụn là vi khuẩn.
Mặt khác, viêm nang lông tuy có biểu hiện khá giống với mụn đầu trắng và mụn viêm nhưng nguyên nhân chính của fungal acne lại là vi nấm. Vi khuẩn mụn chỉ lây lan trên cùng một cơ thể người nhưng vi nấm có thể lây lan từ người này sang người khác.
Những nốt viêm nang lông thường đồng nhất về đặc điểm, kích cỡ xấp xỉ 1 mm trong khi mụn trứng cá có nhiều loại khác nhau với những đặc điểm khác nhau.
Các chế phẩm chữa mụn có tính kháng vi khuẩn, không có tác dụng với vi nấm. Vì vậy, bạn đừng nhẫm lẫn nữa nhé!
Tương tự mụn trứng cá, có 2 cách điều trị viêm nang lông: Dạng uống và dạng bôi.
Nếu tình trạng không quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cho bạn các chế phẩm dạng rửa có chứa lưu huỳnh để chống nấm và kháng khuẩn. Bạn có thể sử dụng dầu gội trị gàu (thường chứa Ketoconazole) để rửa các vùng bị viêm nang lông do nấm malassezia cũng có thể gây ra gàu.
Cách dùng: Bôi lên vùng bị nấm, đợi 15p và rửa sạch. Không được để quá lâu trên da.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kem chống nấm, diệt nấm để điều trị viêm nang lông tại nhà. Kem trị nấm diệt khuẩn Botani Phytoseptic & Anti Fungal với bộ 3 tác động: Diệt nấm, diệt khuẩn và chống viêm. Kem trị nấm diệt khuẩn Botani chứa các thành phần chống nấm rất mạnh mẽ nhưng lành tính:
Ngoài ra, mật ong và keo ong nguyên chất có tính kháng khuẩn tự nhiên vô cùng mạnh mẽ (Mật ong là thứ không bao giờ bị hư mà!). Bạn có thể chấm lên nốt mụn hoặc đắp như mặt nạ rửa. Note: chọn loại organic và nguyên chất 100% nhé. Tuy không có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng của mật ong/keo ong với fungal acne nhưng trên thực tế, đã có rất nhiều người áp dụng và thành công.
BHA có thể trị fungal acne nếu loại vi nấm là Malassezia folliculitis. Tuy nhiên, nhớ tránh thành phần Polysorbates (có trong Paula’s Choice BHA 2% Skin Perfecting Liquid) và lưu ý BHA không nên dùng cho da yếu, da nhạy cảm.
Quan trọng, các bệnh về nấm sẽ không khỏi hẳn mà sẽ có nguy cơ tái đi tái lại nhé các cô gái!
Vi nấm rất dễ phát triển, nhất là trong điều kiện nóng ẩm quanh năm như Việt Nam. Tuy nhiên, các cô gái hoàn toàn có thể hạn chế sự phát triển của vi nấm bằng các thói quen sau:
Nếu là fungal acne trên mặt, bạn nên:
Viêm nang lông là bệnh cực kỳ phổ biến nhưng hiện nay các nàng vẫn đang nhầm lẫn với mụn trứng cá. Pretty Tips hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ có những hiểu biết đúng đắn về viêm nang lông và có cách điều trị thích hợp. Chúc càng nàng luôn xinh đẹp!
Đăng nhập để đọc tiếp bạn nhé!